Nhiều anh chị đang gặp phải trường hợp bề mặt sàn bị hư hỏng, xuống cấp hay bị ăn mòn do hóa chất, vậy thì quý anh chị đừng lo, sơn chống thấm SIRA sẽ chia sẻ với anh chị về những thông tin cần thiết về quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng để khắc phục những trường hợp kể trên qua bài viết dưới đây.
-
Sơn epoxy tự san phẳng là gì ?
Sơn epoxy tự san phẳng là loại sơn hai thành phần bao gồm hai thành phần chính là nhựa epoxy và chất đóng rắn. Một số loại nhựa epoxy phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như Bisphenol A diglycidyl ether (BADGE), Bisphenol F diglycidyl ether (BFDGE), Novolac epoxies resins,… ngoài hai thành phần chính trên ra thì sơn epoxy có thêm cả những chất phụ gia để tạo màu, tạo độ bóng, tăng khả năng chống nước và dung môi giúp pha loãng sơn epoxy để dễ dàng thi công.
-
Ưu điểm và nhược điểm của việc thi công sơn epoxy tự san phẳng
Đầu tiên, ưu điểm của dòng sơn epoxy tự san phẳng đó là độ bền cực kì cao. Vì đây là dòng sơn thường được ưu tiên sử dụng cho bề mặt sàn của nhà xưởng, nhà máy sản xuất, sân thể thao,… nên đây phải là một loại sơn có độ chống chịu tốt, chịu được tải trọng tốt cũng như hạn chế được khả năng ăn mòn đến từ môi trường có nhiều hóa chất như ở những nhà máy sản xuất hóa chất.
Tiếp đến, việc thi công sơn epoxy tự san phẳng cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Sơn epoxy tự san phẳng như đã đề cập ở ưu điểm trên, đây là một dòng sơn rất bền thậm chí sau khi thi công, bề mặt sàn có độ bền lên tới 10 năm sẽ đỡ được chi phí bảo dưỡng.
Nhờ những thành phần hóa học đặc biệt có trong sơn mà dòng sơn epoxy này có khả năng chống thấm nước cũng như chịu được hóa chất tốt. Sơn có thể chống lại được sự mài mòn hay chịu được môi trường có axit hoặc nước mặn giúp bảo vệ sàn khỏi những tác nhân từ môi trường xung quanh. Khả năng chống thấm nước của sơn cũng giúp cho bề mặt được sơn dễ vệ sinh hơn. Ngoài ra sơn còn có khả năng chịu nhiệt cũng tốt khi có thể chống cháy và chống tĩnh điện rất hiệu quả.
Nhược điểm của sơn epoxy tự san phẳng có thể kể đến như chi phí để thi công sơn sàn epoxy là cao hơn so với những dòng sơn khác. Do sơn epoxy cần kĩ thuật thi công cao hơn cũng như cần dụng cụ chuyên dụng và giá thành của sơn epoxy khi so sánh với những dòng sơn thông thường cũng cao hơn.
Tuy là việc thi công sơn epoxy tự san phẳng có thể giúp cho bề mặt sàn của những nhà xưởng, nhà kho hay sân thể thao, bệnh viện,… có thể chịu được tải trọng lớn, chống mài mòn và kháng được hóa chất cũng như chống thấm tốt những khả năng chịu được tia UV của dòng sơn này là không được tốt. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị phai màu và xuống cấp, phân hóa.
Ngoài ra, sau khi vừa thi công sơn epoxy tự san phẳng xong, sơn sẽ có mùi hôi khá là nồng và gây khó chịu. Đối với một số người, việc hít phải mùi nồng cả sơn có thể dẫn tới buồn nôn hay chóng mặt. Nên lưu ý khi thi công sơn epoxy tự san phẳng cần phải đảm bảo độ thông thoáng cho bề mặt thi công.
-
Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng
Đầu tiên, anh chị cần chuẩn bị bề mặt, bề mặt sàn cần được mài phẳng, xử lý các vết nứt, lấp đầy các gồ ghề, đảm bảo bằng phẳng và sạch sẽ. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, hóa chất và các tạp chất khác trên bề mặt sàn rồi sử dụng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch hoàn toàn bề mặt sàn.
Tiếp theo là thi công lớp lót, pha trộn lớp lót epoxy theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi dùng rulo hoặc máy phun để thi công lớp lót lên toàn bộ bề mặt sàn. Đảm bảo lớp lót được thi công đều đặn và bao phủ toàn bộ bề mặt và để lớp lót khô hoàn toàn theo thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.
Sau đó là tới bước thi công sơn epoxy tự san phẳng. Anh chị pha trộn lớp sơn epoxy tự san phẳng theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi đổ hỗn hợp sơn epoxy tự san phẳng ra sàn theo đường ziczac. Dùng dụng cụ chuyên dụng như cào răng lược để gạt đều hỗn hợp sơn trên bề mặt sàn và sử dụng lô gai để loại bỏ bọt khí trong hỗn hợp sơn. Sau đó, để lớp sơn epoxy tự san phẳng tự chảy và san phẳng hoàn toàn.
Sau khi lớp sơn epoxy tự san phẳng khô hoàn toàn (khoảng 7 ngày), nên tiến hành kiểm tra độ phẳng, độ bóng, độ bám dính và các tiêu chí kỹ thuật khác của lớp sơn đồng thời vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công và bảo dưỡng lớp sơn epoxy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hi vọng với những thông tin trên, anh chị đã được hiểu rõ hơn về quy trình sơn epoxy tự san phẳng cũng như biết thêm về ưu cũng như nhược điểm của dòng sơn này.
Hiện nay trên thị trường cũng đã có nhiều những dòng sơn chống thấm tốt. Trong số đó sơn chống thấm của SIRA luôn là cái tên nổi bật trên thị trường. Sơn chống thấm của SIRA sử dụng được cho nhiều bề mặt như tường, trần nhà, sàn mãi và kể cả hồ cá, hồ bơi,… sơn chống thấm SIRA được sản xuất với ứng dụng công nghệ tiên tiến hệ nước, gốc Acrylic biến tính Silicon và Thermoplastic, có độ bền cao hơn sơn gốc Alkyd hệ dung môi hiện hành. Sơn dễ dàng thi công, độ phủ cao với hiệu ứng lá sen nên chống thấm tối ưu, thời gian khô sơn sau khi thi công nhanh, xe cơ giới có thể đi lại được, giá cả lại vô cùng hợp lý.
Anh chị có nhu cầu tìm hiểu về những sản phẩm sơn chống thấm tối ưu, hãy nhanh tay liên hệ ngay với SIRA
Hotline: 0336908299
Website: https://sira.yourweb.com.vn

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, SIRA áp dụng công nghệ chống thấm tiên tiến từ Đức, chúng tôi hiện đã đồng hành cùng hàng ngàn dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước, cam kết về chất lượng, hiệu suất và sự hài lòng của khách hàng.