Quy trình thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt chuẩn nhất

Sơn chống thấm SIRA

Quy trình thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt chuẩn nhất : Bí quyết cho bề mặt bền bỉ! Bài viết này cung cấp quy trình thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt chi tiết, đầy đủ. Giúp anh chị thực hiện thi công một cách chính xác và hiệu quả. Hãy dành vài phút để đọc bài viết này và anh chị sẽ nắm được bí quyết thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt chuẩn nhất.

1. Sơn sàn PU là gì

1.1. Sơn sàn PU là gì?

Sơn sàn PU hay còn gọi là sơn Polyurethane là loại sơn chất lượng cao gốc nhựa Polyurethane 4 thành phần: Chất kết dính (polyisocyanate), chất đóng rắn, silicat và thành phần màu. Nhờ sự kết hợp này, sơn PU tạo ra bề mặt nền rắn chắc, bền vững, chống thấm và liền mạch. Sơn sàn Pu không chứa dung môi và có tính tự trải phẳng. Sơn Polyurethane cung cấp độ bền, khả năng chống lại axit hóa chất, sự mài mòn cơ học và chống nhiệt cực tốt. 

1.2. Đặc tính sơn sàn PU

Đặc điểm của sơn sàn PU là khả năng chịu được tải trọng lớn, chống mài mòn tốt, thích hợp cho các khu vực có lưu lượng giao thông cao. Chịu sốc nhiệt cực tốt trong phạm vi rộng từ -40 đến 150 độ  có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại hóa chất, dung môi, axit, tia UV.  Sơn sàn PU có nhiều màu sắc và độ bóng khác nhau, tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình. Đặc điểm sơn sàn Pu là bề mặt nhẵn bóng, dễ dàng vệ sinh lau chùi và chống trượt. Khả năng chống thấm nước tốt, thích hợp cho các khu vực ẩm ướt, ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Sơn sàn Polyurethane nhanh khô và dễ thi công trong vòng 8 tiếng cho phép cho người đi lại, 24 tiếng xe có thể di chuyển. Do vậy mà giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian dừng sản xuất

2. Ứng dụng của sơn sàn PU

Sơn sàn PU ngày càng được ưa chuộng bởi những tính năng vượt trội, đáp ứng nhu cầu thi công cho các khu vực đặc biệt với những yêu cầu khắt khe.

  • Khu chế biến thực phẩm: Tạo bề mặt sàn rắn chắc, chịu tải trọng cao, chống trơn trượt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đặc tính sơn sàn PU là chống thấm nước, chống hóa chất, dễ dàng vệ sinh, kháng khuẩn, không độc hại, đáp ứng tiêu chuẩn GMP – WHO, Bộ Y Tế và cục VSATTP nên rất phù hợp để thi công cho các công trình tại môi trường chế biến thực phẩm. 
  • Kho đông, kho lạnh công nghiệp:Sơn sàn Pu chịu được sốc nhiệt liên tục từ -40°C đến 150°C, thích hợp cho môi trường kho lạnh. Chống thấm nước, chống hóa chất, chống trơn trượt, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người vận hành.
  • Khu công nghiệp, nhà máy sản xuất : Phù hợp cho nhà máy bia, nước ngọt, hóa chất, linh kiện điện tử,…
  • Sàn trung tâm thương mại: Chịu lực, chống mài mòn tốt, thích hợp cho khu vực có lưu lượng di chuyển cao. Bề mặt sáng mịn, chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, tạo tính thẩm mỹ.

 

3. Quy trình thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt 

thi công sơn sàn pu chịu sốc nhiệt

Bước 1: Khảo sát và đánh giá bề mặt

  • Đối với công trình cũ trước khi tiến hành thi công cần kiểm tra độ vững chắc của bê tông, độ ẩm, khả năng thấm ngược, thấm dầu, hóa chất,…
  • Đối với sàn bê tông mới thì cần tuân thủ quy trình đổ bê tông đạt tiêu chuẩn ngành xây dựng công nghiệp. 

Bước 2: Mài sàn tạo nhám và vệ sinh sạch bề mặt

  • Sử dụng máy phun bi hoặc máy băm sàn bê tông kết hợp với máy hút bụi tạo nhám và chân bám. Dán keo các vị trí tiếp giáp với khu vực không sơn. 

Bước 3: Cắt tạo rãnh ngàm chống giật

  • Thi công cắt ngàm tại các vị trí cách điểm tiếp giáp giữa sàn và chân cột chân tường từ 5-10 cm nhằm chống giật cho màng sơn. Điều này đảm bảo lớp sơn phủ sẽ được thi công một cách vững chắc sau khi hoàn thiện, với độ bền cao.
  • Bên cạnh đó, việc tạo rãnh ngàm chống giật màng sơn làm tăng tính bền vững và đảm bảo rằng lớp sơn PU sẽ duy trì được tính chất và độ bền cao trong quá trình sử dụng.

Bước 4: Vệ sinh hút bụi toàn bộ bề mặt sàn bê tông.

  • Sử dụng máy hút bụi công suất lớn vệ sinh loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn trên bề mặt sàn và các khe co giãn.
  • Đối với các vực kín gió, cần lắp thêm quạt thông gió đảm bảo an toàn thi công.

Bước 5: Thi công lớp sơn lót PU 

  •  Trộn đều 4 thành phần của Polyurethane, đổ vật liệu ra sàn và trải đều bằng bàn cào răng cưa thích hợp, dùng bay răng cưa tạo nhám bề mặt cho lớp sơn lót PU
  •  Chú ý phải phủ đầy các khe ngàm chống giật đã cắt ở trên.

thi công sơn sàn pu chịu sốc nhiệt

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ PU – Lớp hoàn thiện

  • Đánh dấu diện tích sàn cần phủ để tính toán lượng vật liệu chính xác. Chuẩn bị lượng sơn phủ PU phù hợp với độ dày mong muốn.
  • Đổ vật liệu ra sàn và trải đều bằng bàn cào răng cưa thích hợp. Dùng bay răng cưa để tạo phẳng cho lớp sơn phủ. Sử dụng rulo gai để phá bọt khí và tạo bề mặt nhẵn mịn hoàn hảo.
  • Lớp sơn phủ PU cần từ 12 đến 24 giờ để khô hoàn toàn, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

Bước 7: Nghiệm thu bàn giao công trình

Sau khi thi công sơn sàn Pu, tiến hành quá trình nghiệm thu và bàn giao công trình. Đảm bảo rằng sàn đã được thi công đúng theo quy trình và đạt được chất lượng yêu cầu.

5. Tổng kết

Bài viết này đã hướng dẫn bạn chi tiết quy trình thi công sơn sàn PU chịu sốc nhiệt chuẩn nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về thi công sơn PU và tự tin thực hiện thi công cho công trình của mình.

Hãy nhớ thi công sơn sàn PU cần tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình. Lựa chọn vật liệu phù hợp và thi công cẩn thận sẽ giúp bạn sở hữu sàn nhà đẹp, bền bỉ và chịu được mọi tác động. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, anh chị liên hệ với các chuyên gia thi công để được tư vấn cụ thể cho công trình của mình. 

liên hệ

 

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *